Bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ?
Đứng tên sổ đỏ là một nội dung nhằm khẳng định quyền sử dụng mảnh đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cá nhân, tổ chức và hộ gia đình. Và bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc. Vậy xin mời các bạn đọc bài viết dưới đây để biết lời giải đáp nhé!
Pháp luật quy định tuổi đứng tên trên sổ đỏ như thế nào?
Theo như quy định tại Điều 99 và toàn bộ Mục 2 Chương 7 Luật đất đai 2013 hiện hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có Điều luật nào quy định người sử dụng đất bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên sổ đất.
Còn theo Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 20, Điều 21 có quy định về độ tuổi để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó:
Thứ nhất, Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.
Thứ hai, Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa thành niên được xác định như sau:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Căn cứ theo quy định trên tại Luật đất đai 2013 cũng như tại Bộ luật dân sự thì có thể thấy quyền đứng tên trên sổ đất không phân biệt độ tuổi mà quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp sổ đỏ.
Điều kiện tham gia gia dịch với các mốc độ tuổi khác nhau
Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định 04 mốc độ tuổi mà theo đó có những điều kiện tham gia giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản là khác nhau:
1/ Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).
2/ Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
3/ Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).
4/ Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.
Tìm hiểu thêm: