Bất động sản nghỉ dưỡng và câu chuyện: dư thừa hay không?
Câu chuyện dư thừa hay thiếu bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay đang sục sôi trên phân khúc BĐS, có nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện này. Có ý kiến cho rằng Việt Nam xây quá nhiều resort dẫn đến dư thừa, nhưng cũng có ý kiến ngược lại con số đó vẫn chưa là gì so với thị trường BĐS các nước và đặc biệt là ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác cho câu hỏi bất động sản nghỉ dưỡng dư thừa hay không?
Để trả lời cho câu hỏi liệu bất động sản nghỉ dưỡng có dư thừa hay không, câu trả lời thỏa đáng nhất phải nhờ đến những chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản.
Mới đây, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra tọa đàm: “Hạ tầng du lịch – nền tảng cho du lịch Việt Nam cất cánh”. Tọa đàm quy tụ sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo, các chuyên gia kinh tế, du lịch, bất động sản đầu ngành.
“Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho là Việt Nam có quá nhiều resort. Với hạ tầng du lịch hiện nay của chúng ta, các tổ hợp khu du lịch vui chơi của mình chưa ăn thua gì so với thế giới, nhất là phân khúc 5 sao” nhận định trên do ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản (VNREA).
Nhận định trên chính là câu trả lời khẳng định chắc chắn nhất cho câu hỏi Việt Nam liệu có dư thừa bất động sản hay không.
Cơ sở pháp lý để khẳng định cho việc bất động sản nghỉ dưỡng liệu có dư thừa hay không sẽ được chứng minh qua các số liệu sau:
Số liệu thống kê về ngành Việt Nam trong những năm qua để chứng minh rằng ngành du lịch ngày càng phát triển, số lượng khách quốc tế đến Việt nam ngày càng tăng, nhu cầu tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng đạt chuẩn 5 sao ngày càng được ưa chuộng do đời sống của người dân nhân cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bản thân, thoải mái trong tâm hồn, nhu cầu vui chơi, giải trí nghỉ dưỡng ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết: Việt Nam đạt kỷ lục đón 10 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2016, tăng 26% so với năm trước đó.
Đây là tin vui cho ngành du lịch, tuy nhiên nếu so sánh với các quốc gia lân cận như: Thái Lan, Malaysia hay Singapore so với số khách quốc tế từ 15-30 triệu lượt khách/năm, thì con số này vẫn không quá ấn tượng.
Hơn nữa du lịch Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng và chưa khai thác hết hiệu quả của 3.260km bờ biển, 125 bãi biển lớn nhỏ cùng hàng ngàn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan tươi đẹp, cùng rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử có giá trị lớn trải rộng khắp đất nước.
ĐĂNG KÍ THÊM THÔNG TIN VỀ BĐS TẠI ĐÂY:
Đánh giá về tiềm năng ngành du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ xây dựng ông Nguyễn Thành Nam nhận định: Tiềm năng du lịch của chúng ta rất lớn. Khách nội địa là 62 triệu trong năm 2016. Dân mình rất thích đi du lịch. Nếu nhà nước bắc cầu, mở rộng giao thông thì khách đi du lịch rất nhiều. Vấn đề là cách mình khai thác tiền của khách như thế nào, như thông qua các cửa hàng, hoạt động văn hóa…”.
Trả lời thêm cho câu hỏi liệu thị trường bất động sản nghỉ dưỡng liệu có đang thừa các dự án nghỉ dưỡng như: biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, căn hộ khách sạn hay không. Nguyên thứ trưởng Bộ xây dựng khẳng định: “ Chúng ta không nên lo câu chuyện thừa bởi so với các nước trên thế giới, Việt Nam khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, số ngày nắng lên tới 300 ngày.
Hơn nữa, chúng ta có bề dày lịch sử lâu đời, nhất là nền văn hóa đa dạng bản sắc dân tộc, với 53 bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau. Do đó, câu chuyện ở đáng bàn ở đây đó là chúng ta nên làm tốt câu chuyện phát triển những tiềm năng du lịch trên thì đó lượng dự án nghỉ dưỡng chúng ta sẽ thu hút khách du lịch và câu chuyện là sẽ thiếu chứ không phải dư thừa”
Để chứng minh rõ hơn, hãy xem số liệu sau đây:
Ông Lương Hoài Nam – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt cũng đưa ra số liệu dẫn chứng: “Năm 2016 Việt Nam có tổng lượng khách du lịch 10 triệu khách, trong khi Singapore và Hồng Kong có diện tích nhỏ hơn Việt Nam rất nhiều nhưng số khách du lịch lại lớn hơn rất nhiều, lần lượt 20 và 25 triệu lượt khách.
Ông Nam cho biết thêm: Lượng khách du lịch tại Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan với 30 triệu khách du lịch. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tiêu không quá 300 USD và số liệu tại Tp. HCM cho thấy khách du lịch ở không quá 3 ngày. Nếu chúng ta có biện pháp giữ chân khách ở lại tăng từ 1 ngày đến 3 ngày thì chắc chắn lượng khách sạn hiện tại sẽ không đủ để phục vụ cho nhu cầu khách du lịch.”
Nếu theo như lời ông nam nói vậy thì Việt Nam đang thiếu những chính sách thu hút khách du lịch, có vẻ như chất lượng khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của du khách nên thời gian lưu trú của khách không dài.
Do vậy cần có những đơn vị uy tín, năng lực trong việc xây dựng quản lý và vận hành bất động sản nghỉ dưỡng mới thật sự thu hút và giữ chân khách du lịch đến, đi rồi quay trở lại trong những lần nghỉ dưỡng tiếp theo.
Câu hỏi bất động sản nghỉ dưỡng thừa hay thiếu đã có câu trả lời thỏa đáng cho những ai đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực này, theo rất nhiều chuyên gia thị trường này còn tiến xa hơn nữa trong tương lai.
BẤM GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:
Xem thêm: Condotel Hòn Tre Island
Tiến độ mới nhất của dự án Vinpearl Riverfront Condotel Đà Nẵng
Chính sách đồng sở hữu có lợi như thế nào với nhà đầu tư Vinpearl Condotel Đà Nẵng