Mua đất cần giấy tờ gì khi giao dịch
Một câu hỏi rất nhiều thắc mắc Mua đất cần giấy tờ gì? Đây là băn khoăn của những người chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện những giao dịch BĐS. Theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết những bước làm thủ tục mua bán đất nền trong nội dung dưới đây nhé!
** Có thể bạn quan tâm:
- Đất quy hoạch có được mua bán không?
- Chi tiết thủ tục tách sổ đỏ cho con 2022
- Hướng dẫn ghi tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất chi tiết
Giấy tờ đặt cọc (Nếu có)
Theo Điều 328 quy định của Bộ Luật Dân sự, đặt cọc là hành động mà bên mua giao cho bên bán tài sản đặt cọc có giá trị như: tiền, đá quý,…Điều này nhằm đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng giao kết. Nếu hợp đồng được ký kết và thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được hoàn trả cho bên đặt cọc. Ngoài ra hai bên cũng có thể thỏa thuận trừ đi một khoản trong số tiền thanh toán bằng đúng giá trị của tài sản đặt cọc. Trong giao dịch BĐS, người bán có thể yêu cầu người mua đặt cọc hoặc không. Tuy nhiên đây được xem là khâu quan trọng để tạo sự ràng buộc cho cả hai bên. Tránh trường hợp người mua hoặc người bán đổi ý định vào phút chót.
Giấy tờ đặt cọc không cần công chứng và gồm các loại giấy tờ bản chính sau của cả hai bên mua và bán:
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu (không quá 15 năm tính từ thời điểm cấp)
- Dự thảo hợp đồng với các điều khoản giao dịch theo mẫu giấy tờ mua đất
Giấy ủy quyền
Đối với trường hợp sở hữu đất không thể trực tiếp thực hiện giao dịch thì có thể ủy quyền cho bên thứ ba thì người đi mua BĐS cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân và hợp đồng ủy quyền. Thêm vào đó, trường hợp đất được đem tặng, cho, thừa kế thì cần thêm giấy tờ chứng mình tài sản riêng do được tặng riêng, cho riêng, thừa kế riêng.
Hợp đồng mua bán đất
Hợp đồng này cần được công chứng tại đơn vị có thẩm quyền, uy tín như là Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên. Chú ý, ngoại trừ trường hợp được quy định ở Khoản 3 Điều 167 thuộc Luật Đất Đai 2013 thì một bên hoặc cả hai bên tham gia là tổ chức kinh doanh bất động sản, thì cần có văn bản chuyển nhượng hoặc hợp đồng chuyển đổi tương ứng.
Hồ sơ công chứng mua bán nhà đất
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 40 quy định Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng mà hai bên giao dịch cần chuẩn bị gồm có:
Đối với bên người mua:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân còn hiệu lực
- Sổ hộ khẩu
- Giấy chứng minh quan hệ hôn nhân
Đối với bên bán:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, thẻ căn cước còn hiệu lực của của cả vợ và chồng
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng)
- Sổ hộ khẩu
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân
- Hợp đồng ủy quyền bán (nếu người bán không trực tiếp
Thủ tục công chứng
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu công chứng
- Đánh giá yêu cầu của pháp luật với người công chứng: Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng).
- Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ công chứng:
Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Trường hợp 2: Hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung..
Bước 2. Thực hiện công chứng
Trường hợp 1: Nếu các bên có hợp đồng soạn trước
Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng
- Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo.
- Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.
Trường hợp 2: Với hợp đồng công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu người công chứng
- Người yêu cầu công chứng (2 bên mua bán) đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
- Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng (việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên).
- Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
- Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.