Giải đáp những điều cần biết về pháp lý bất động sản
Những giao dịch bất động sản đa phần sẽ có giá trị lớn và tương đối phức tạp, chính vì vậy những nhà đầu tư cần nắm rõ pháp lý bất động sản và những giấy tờ đi kèm nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
Giấy tờ pháp lý bất động sản là gì?
Mỗi khi tiến hành một giao dịch Bất động sản, bạn cần hiểu rõ về hồ sơ pháp lý của dự án. Bởi những giấy tờ và hồ sơ này bảo đảm cho sự hợp pháp của dự án và cả chủ đầu tư. Những hồ sơ giấy tờ này liên quan mật thiết đến quá trình thi công, xây dựng , đầu tư và mua bán của dự án.
Vai trò của pháp lý bất động sản
Bất động sản là tài sản gắn liền với đất bao gồm các lô đất, nhà phố, biệt thự,… có giá trị cao. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia mua bán sản phẩm bất động sản, nhà nước quy định các thủ tục, hồ sơ liên quan đảm bảo áp dụng được cho nhiều sản phẩm khác nhau.
Thêm vào đó, các vụ bê bối pháp lý, dự án ma, dự án không phép hiện nay khiến nhiều nhà đầu tư gặp rủi ro. Vì vậy, trước khi xuống tiền, cần nghiên cứu hồ sơ pháp lý của một dự án hoàn chỉnh. Đây là một lưu ý quan trọng đối với những nhà đầu tư bất động sản mới hoặc không thường xuyên.
** CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Mua đất cần giấy tờ gì khi giao dịch
- Chi tiết thủ tục tách sổ đỏ cho con 2022
- Giải đáp tất tần tật sổ hồng khác gì sổ đỏ
Những giấy tờ hồ sơ pháp lý bất động sản cần thiết
STT | Loại giấy tờ, hồ sơ | Nội dung |
1 |
Giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản |
Văn bản này cực kỳ cần thiết là cơ sở đánh giá chủ đầu tư có uy tín hay không. Lưu ý như sau:
Khi CDT không có giấy kinh doanh hoặc làm giả nhưng khách hàng mua phải BĐS này sẽ gặp rủi ro lớn. Những cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh giả khi có khiếu nại, từ đó hoạt động xây dựng trái phép sẽ dừng lại và khách hàng sẽ mất số tiền lớn. |
2 | Sổ hồng | Loại sổ này tên đầy đủ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, giấy tờ pháp lý cao nhất của chủ sở hữu đối với sản phẩm gắn liền với mảnh đất đó. Tính pháp lý như sau:
|
3 | Giấy phê duyệt 1/500 | Quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ thể hiện rõ tên đường, lộ giới đường (bao gồm cả lòng đường, vỉa hè). Quý anh chị có thể hình dung được hạ tầng giao thông khi dự án hình thành. |
4 | Giấy phép xây dựng | Giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ pháp lý mà chủ đầu tư bắt buộc phải có mới được phép xây dựng nhà chung cư và bán. Loại giấy này được cấp bởi Sở Xây dựng cấp phép và có dấu đỏ. Nội dung của giấy phép xây dựng gồm:
Khách hàng cần xem xét kỹ lưỡng giấy phép xây dựng vì nếu mua phải công trình trái phép thì rủi ro về tài chính là rất lớn. |
5 | Văn bản nghiệm thu phần móng | Hiện nay, tình trạng chủ đầu tư mở bán nhưng chưa xây dựng phần móng khá phổ biến. Khách hàng được chào mời đầu tư nên tìm hiểu kỹ để tránh rủi ro sau này.
Hoàn thiện phần móng của BĐS bất kỳ, chủ đầu tư sẽ mời những đơn vị có liên quan đến nghiệm thu công trình thi công như được phế duyệt. Luật pháp quy định dự án được nghiệm thu phần móng sẽ được ký hợp đồng chuyển nhượng. Văn bản này là cơ sở để cấp sổ hồng cho khách mua về sau cũng như để thi công phần thân tiếp theo của dự án. |
6 | Giấy bảo lãnh ngân hàng | Bất kể một dự án BĐS nào đều cần có ngân hàng bảo lãnh, nhằm trường hợp chủ đầu tư không có khả năng thi công như cam kết, ngân hàng tương ứng sẽ đứng ra chi trả.
Từ đó, quý khách hoàn toàn yên tâm khi có đơn vị bảo lãnh, cùng với đó, mua sản phẩm với giá thành ưu đãi 50-80% giá trị BĐS, đây được gọi là “Đòn bẩy tài chính” hỗ trợ khách hàng sở hữu nhiều BĐS Hậu quả khi mua dự án không có giấy bảo lãnh ngân hàng:
|
7 |
Giấy phép phòng cháy chữa cháy của căn hộ.
|
Loại giấy này sẽ đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của mọi người khi không may có hỏa hoạn xảy ra. |
8 | Giấy phép bảo vệ môi trường. | Đây cũng là loại giấy tờ rất quan trọng mà người mua nhà cần tìm hiểu. |